KHẢO-LUẬN

 

 

II.
BINH-KHÍ CỔ-TRUYỀN

 

2 - Binh-Khí Sắc-Bén

 

 

Kiếm

 

       

 

 

 

 

       Kiếm (劍) thuộc về Binh-Khí Sắc Bén mà con người lưu-tâm nghiên-cứu nhiều nhất về việc đúc rèn. Và cũng là binh-khí lừng-danh của Ngô-Việt từ Thời-Đại Xuân-Thu (722-481 trước CN).        

       Trong sách Khảo Công Ký (考 工 記) có ghi rằng : « 
Ngô-Việt chi Kiếm, biến hồ kỳ địa, nhi phi năng lương » (Kiếm của Ngô Việt, đất nào cũng có, vừa đẹp lại tốt).

       Ngoài việc sử-dụng trong Chiến-tranh, Kiếm còn được sử-dụng về Biểu-tượng như :

       1) - Biểu-tượng Quyền-hành trong Quốc-gia ; đó là Phương Thượng Bảo Kiếm ( 芳 上 寶 劍 ) mà Vua ban cho Quan Đại-Thần được phép « Tiền Trảm Hậu Tấu ».

       2) - Biểu-tượng Tước-vị trong Triều-đình ; đó là tùy theo Phẩm-bậc, mà Kiếm và Võ Kiếm đuợc cẩn nạm khác nhau về đá quí và bạc vàng.

       3) - Biểu-tượng Giai-cấp trong Xả-hội ; đó là Kiếm của thế-gia Hoc-sĩ.

       4) - Biểu-tượng Huyền-năng trong Pháp-thuật ; đó là những thanh Kiếm của Đạo-Gia có khả năng trừ Ma giết Quỉ, tàng-hình, cách-không trảm-thủ.


       Đến thời Nhà HẬU-LÊ (1428~1527) bên Đại-Việt và thời Nhà MINH (MING 1368~1644) bên Trung-Hoa, thì Kiếm gồm có hai loại là 1. Loại Kiếm Thẳng2. Loại Kiếm Cong (có khi được gọi là Gươm) :


       1. - Loại Kiếm Thẳng được chia làm hai thứ tùy theo Cạnh Bén :
                   A - Loại Kiếm Thẳng hai cạnh bén, cũng được chia ra làm hai thứ tùy theo hình-dáng của Mũi Kiếm, gọi là Kiếm-Phong :
                            a) Văn Kiếm-Phong Kiếm : Mũi Kiếm hình bầu-dục ;
                            b) Võ Kiếm-Phong Kiếm : Mũi Kiếm hình Tam-Giác (còn được gọi là Diệm-Phong 剡 鋒).

 

« Văn-Kiếm-Phong » Đơn-Thủ-Kiếm của Văn-Quan Đại-Việt
(Thế-Kỷ 19)

(Tín-dụng ảnh : mandarinmansion.com)

 

« Văn-Kiếm-Phong » Đơn-Thủ-Kiếm của Đạo-Sĩ Hàn-Quốc
(Thế-Kỷ 19)


(Tín-dụng ảnh : Gavin Nugent, swordsantiqueweapons.com)


« Võ-Kiếm-Phong » Song-Thủ-Kiếm của Trung-Hoa
(Thế-Kỷ 19)


(Tín-dụng ảnh : Gavin Nugent, swordsantiqueweapons.com)

                          Ngoài ra, loại Kiếm Thẳng hai cạnh bén còn dược chia ra làm hai thứ tùy theo chiều dài của Tuệ Kiếm (彗 劍) gắn sau đốc chuôi Kiếm :
                            a) Đoản-Tuệ Kiếm ;
                            b) Trường-Tuệ Kiếm.

« Đoản-Tuệ Kiếm » của Đạo-Sĩ Trung-Hoa
(Thế-Kỷ 19)


(Tín-dụng ảnh : Gavin Nugent, swordsantiqueweapons.com)


« Trường-Tuệ Kiếm » của Kiếm-Khách Trung-Hoa
(Thế-Kỷ 19)


(Tín-dụng ảnh : Gavin Nugent, swordsantiqueweapons.com)



                    B - Loại Kiếm Thẳng một cạnh bén, cũng được chia ra làm hai thứ tùy theo hình-dáng của Mũi Kiếm, gọi là Kiếm-Phong :
                      a) Kiếm-Phong Thẳng (Người Nhật gọi loại Kiếm này là Chokutô - Trực-Đao 直刀 - như Kiếm Ninja-To, đặc-thù của Nhật-Bản) ;
                          b) Kiếm-Phong Vếch lên ( Câu Kiếm Phong 鉤 劍 鋒 - Người Nhật gọi là いかり の きっさきIkari no KIssaki ). Đây là loại Kiếm-Phong đặc-thù của « Trực-Kiếm 直 劍 » Đại-Việt.

« Kiếm-Phong Thẳng » của Chokutô - Trực-Đao 直刀 Nhật-Bản.
(Kiếm-phong 劍 鋒 đặc-thù của « Ninja-To » Nhật-Bản)


(Tín-dụng ảnh : Namikawa Heibei)


« Kiếm-Phong Vếch » của Ikari no Kissaki Tachi Nhật-Bản.
(Kiếm-phong 劍 鋒 đặc-thù của « Trực-Kiếm 直 劍 » Đại-Việt)

(Tín-dụng ảnh : Bình-Định Sa-Long-Cương France)




       2. - Loại Kiếm Cong, có khi gọi là « Gươm » (theo tiếng Quảng-Đông 劍 đọc là « Gim ») được chia làm hai thứ tùy theo phần cong của lưỡi Kiếm : được chia làm hai thứ tùy theo phần cong của lưỡi Kiếm :
                   A - Loại Kiếm Cong từ Giữa Thân Kiếm tới Mũi Kiếm (Người Nhật gọi loại Kiếm này là Torii-Zori Tachi ) ; đây là loại Kiếm Cong của đại đa-số các nước trên thế-giới ;
                    B - Loại Kiếm Cong từ Giữa Thân Kiếm tới Chắn Kiếm (Người Nhật gọi loại Kiếm này là Koshi-Zori Tachi) ; đây là loại Kiếm Cong đặc-thù của Nhật-Bản, gọi là « Katana ».

 

 

Thanh Gươm « Talwar » nổi tiếng của Ấn-Độ.
(Loại Gươm Cong từ Giữa Thân Gươm tới Mũi Gươm)

(Tín-dụng Ảnh : India Netzone)


Thanh Gươm « Masamune Katana » lừng danh của Nhật-Bản.
(Loại Gươm Cong từ Giữa Thân Gươm tới Chắn Gươm)

Khái-Quát Tiến-Trình của Loại Kiếm Thẳng :

       Loại Kiếm Thẳng là loại xuất-hiện đầu tiên từ thời Đông-Châu - 東周 (771~246 TCN), dùng làm binh-khí tùy-thân và để cận-chiến trên chiến-xa, phôi-thai từ lưỡi Mâu bằng đồng và Dao ngắn bằng đồng .

« Mâu Đồng » thời cổ xưa

« Dao Đồng » thời cổ xưa

 

       Thời ĐÔNG-CHÂU - 東周 (771~246 tr.CN) là giai-đoạn về Kiếm đúc bằng đồng, lưỡi thẳng có hai bề bén và chiều dài chỉ khoảng 40 cm.

 

Kiếm đồng hai bề bén thời Nhà ĐÔNG-CHÂU (771~246 tr.CN)

(Tín-dụng ảnh : Thomas CHEN)

 

       Đến « Xuân-Thu Thời-Đại - 春 秋 時 代 » (722-481 trước CN) thì Kiếm được đúc bằng Đồng phức-hợp, lưỡi thẳng, bản rộng có hai bề bén và dài gần 60 cm, chủ yếu dùng để chém nhiều hơn đâm. Đây là giai-đoạn xuất-hiện những thanh Bảo-Kiếm đầu tiên trong Lịch-Sử Viễn-Đông, do Âu-Dã-Tử ( 歐 冶 子 Ouye Zu) và Can-Tương (干 將 Ganjiang), người đất NGÔ-VIỆT đúc rèn.

« Kiếm Đồng thời Xuân-Thu »
(722-481 trước CN)

« Kiếm Đồng thời Xuân-Thu »
của Việt-Vương Câu-Tiễn
(722-481 trước CN)

Kiếm Đồng (dài 0,60 m) với hai cạnh bén, khai-quật tại Đông-Sơn (Thanh-Hóa - Việt-Nam)
Định-thì bởi Karlgren : 450~230 tr.CN.

(A et A' : Cán Kiếm và của hai mặt của Chắn Kiếm ; B : Tiết-diện của lưỡi Kiếm ; C : Chuôi ; D : Trắc-diện của Chắn Kiếm)
- Hình vẻ của Louis Pageot, 1924. Manuel d'Archéologie d'Extrême-Orient, L. Bezacier -

 

       Sang đến Thời Chiến-Quốc, đời Nhà TẦN (221~206 TCN) thì Kiếm được đúc theo dạng Trường-Kiếm, lưỡi thẳng có hai bề bén, nhưng bản Kiếm hẹp hơn bản KIếm thời Xuân-Thu, tiện-lợi để chém cũng như để đâm. Thân Kiếm có tiết-diện hình quả trám có tám cạnh, rồi bớt còn Sáu cạnh, và dài đến 1,40 m. Đây là một giai-đoạn lịch-sử của loại Trường-Kếm sử-dụng bằng hai tay, gọi là « Song-Thủ Kiếm ».

Giản-đồ « Trường-Kiếm với tiết-diện Bát-Giác » có hai cạnh bén.
Thời Triều HÁN (206 tr.CN~220 CN)

 

« Trường-Kiếm » hai cạnh bén rèn đúc bằng hợp-chất Đồng pha Kẽm và Crôm.
Thời Triều TẦN (221~206 tr.CN)

(Tín-dụng ảnh : Thomas CHEN)


       Giai-thoại TẦN-Thủy Hoàng-Đế đã phải nhờ có người chỉ cho cách xoay bao Kiếm ra sau lưng mới rút được Kiếm để chém Tráng-Sĩ Kinh-Kha, chính là vì lý-do chiều dài của thanh Kiếm này.

 

       Qua thời Nhà Tiền-HÁN còn được gọi là Nhà Tây-HÁN (206~9 tr. CN), người ta bắt đầu cải-tiến nghệ-thuật đúc Kiếm Hai Cạnh Bén bằng Hợp-Kim Đồng pha Kẽm và Crôm thời Nhà TẦN, và cùng sáng chế loại Kiếm Một Cạnh BénChuôi Hình Khoen.

Kiếm bằng Hợp-Kim Đồng-Thiếc-Crôm, một cạnh bén, có Chuôi hình Khoen,
Thời Triều Tiền-HÁN (206 tr.CN~9 tr.CN),
thủy-tổ đầu tiên của Trường Kiếm ĐẠI-VIỆT, lưỡi thẳng, một cạnh bén
và của Cổ-Kiếm NHẬT-BẢN gọi là « Hira Zukuri Chokuto ».

(Tín-dụng ảnh : Thomas CHEN)


       Đến thời Nhà Hậu-HÁN còn được gọi là Nhà Đông-HÁN (23~220 CN), người ta bắt đầu đúc Kiếm bằng Sắt Thép, thân Kiếm có tiết-diện hình quả trám có Tám cạnh, rồi bớt còn Sáu cạnh, xong đến tiết-diện hình quả trám có Bốn Cạnh : hai cạnh bén gọi là Nhận (刃) và hai sống hai bên gọi là Tích (脊), người Nhật gọi nó là Shinogi.

« Trường-Kiếm » hai Cạnh bén bằng Sắt Thép
Thời Triều Hậu-HÁN (23~220 CN)

(Tín-dụng ảnh : Thomas CHEN)


« Trường-Kiếm » bằng Thép có Hai Cạnh Bén với Sáu Cạnh Tích
Phục-chế bởi Swords of Northshire theo Kiếm
Thời Triều Đông-HÁN (23~220 CN)

(Tín-dụng ảnh : Swords of Northshire)

 

       Vào thời Nhà TÙY (SUY 581~618 CN), thì nghệ-thuật rèn đúc Kiếm bằng Thép Quán-Cương của Trung-Hoa đã bắt đầu lên đến tuyệt-đỉnh, chỉ thua nghệ thuật đúc Kiếm của thời Nhà Mérovingiens (500~751 CN) bên Tây-phương mà thôi.

« Trường Kiếm » bằng Thép quán-cương, hai Cạnh Bén
của thời Triều-Đại Nhà MEROVINGIENS (500~751 CN) bên Pháp-Quốc
(Phục-dựng bởi Gaël Fabre theo tài-liệu lịch-sử của Thư-Viện Quốc-Gia Pháp)

(Tín-dụng ảnh : Gaël Fabre)



       Đặc-điểm thanh Kiếm thời Nhà TÙY là thân Kiếm thẳng có một bề bén với hai sống dọc ngang (một sống mỗi bên) - tiếng Hán-Việt gọi là Tích ((脊), tiếng Nhật gọi là Shinogi - nằm gần phía cạnh bén, nghĩa là nằm xa phía sống lưng Kiếm (người Nhật gọi đó là "Kihira Zukuri") ; cho nên loại Kiếm Nhà TÙY này rất nặng.

« Trường Kiếm » bằng Thép quán-cương, một Cạnh Bén,
rèn đúc năm 616 CN, thời Triều TÙY (SUY 581~618 CN),
thủy-tổ của Kiếm NHẬT-BẢN gọi là « Kihira Zukuri Chokuto ».
(bão-tồn tại Đền Shitenno, tại Quận Osaka, Japan)

(Tín-dụng ảnh : Thomas CHEN)

       Đến thời Nhà ĐƯỜNG (TANG 618~907 CN), nghệ-thuật rèn đúc Kiếm đã đến mức vô-tiền khoáng-hậu ở Đông-phương và tỏa rộng sự chi-phối đến tất-cả những nước lân-cận đồng văn-hóa, nghĩa là Nhật-Bản, Việt-Nam, Đại-Hàn và Tây-Tạng.

       Phải chờ đến thời-đại YOSHINO (thế-kỷ 14) bên Nhật-Bản, người ta mới đúc lại được những thanh Bảo-Kiếm tương-đương nhưng thuộc về loại Kiếm Cong, tức là Gươm, dễ rèn trui hơn loại Kiếm Thẳng một bề bén.

       Đặc-điểm thanh Kiếm thời Nhà ĐƯỜNG là thân Kiếm thẳng có một bề bén với hai sống dọc ngang (một sống mỗi bên) gọi là Tích ((脊), nằm xa phía cạnh bén, nghĩa là nằm gần phía sống lưng Kiếm (người Nhật gọi đó là "Shinogi Zukuri") ; cho nên loại Kiếm thời Nhà ĐƯỜNG này không nặng bằng loại Kiếm thời Nhà TÙY và trở nên dễ-dàng huy-động hơn.

« Trường Kiếm » bằng Thép quán-cương, một Cạnh Bén,
Thời Triều ĐƯỜNG » (618~907 CN),
thủy-tổ của Kiếm NHẬT-BẢN gọi là « Shinogi Zukuri Tachi »
và « Trường Kiếm ĐẠI-VIỆT », một bề bén, mũi vếch (Ikari no Kissaki Tachi).

(Tín-dụng ảnh : Thomas CHEN)



       Về sau, thời Nhà ĐƯỜNG còn sáng chế thêm một loại Kiếm thẳng có hai cạnh bén, một cạnh bén dài nằm về phía lưỡi Kiếm gọi là Hạ-nhận (下 刃) và một cạnh bén ngắn đằng mũi Kiếm, về phía sống lưng Kiếm, gọi là Thượng-nhận (上 刃).

« Trường Kiếm » bằng Thép quán-cương, hai cạnh bén (Hạ-Nhận và Thượng-Nhận),
Thời Triều ĐƯỜNG (618~907 CN),
thủy-tổ của hai loại Kiếm NHẬT-BẢN gọi là « Moroha Zukuri Tsurugi »
và « Kissaki Moroha Zukuri Tachi - "Kogarasu Maru - 小烏丸 Tiểu Ô-Hoàn" ».

(Tín-dụng ảnh : Thomas CHEN)



« Trường Kiếm Song-Thủ và Đơn-Thủ của ĐẠI-VIỆT » gắn Lưỡi bằng Thép
có Cán bằng Đồng đúc liền với Chắn kiếm và Chuôi kiếm chạm-trổ.
(Thế-Kỷ 13)


(Tín-dụng ảnh : Nguyễn Ngọc Phương Đông)


 

Hình vẽ « Trường Kiếm ĐẠI-VIỆT »
trong tài-liệu lịch-sử của Thư-Viện Quốc-Gia Pháp
« Cuộc Tử Vì Đạo của Đức-Cha Pierre Dumoulin-Borie (Phêrô Cao) năm 1838 »
(Thời Hoàng-Đế Minh-Mạng 1820~1841)

« Trường Kiếm ĐẠI-VIỆT » một cạnh bén, mũi vếch (Câu-Kiếm-Phong 鉤 劍 鋒)
(Thế-Kỷ 15~19).
(Phục-dựng bởi Michel Souquet theo tài-liệu lịch-sử của Thư-Viện Quốc-Gia Pháp)


« Bảo-Kiếm MÃN-THANH » hai cạnh bén của Hoàng-Đế Càn-Long (1735-1796)
Thời Triều THANH (QING 1644–1911).


«  Kiếm ĐẠI-VIỆT » hai cạnh bén
(Thế-Kỷ 18~19).


(Tín-dụng ảnh : Gavin Nugent, swordsantiqueweapons.com)


«  Kiếm ĐẠI-VIỆT » hai cạnh bén
(Thế-Kỷ 19).


(Tín-dụng ảnh : oriental-arms.com)

 

 

 

Khái-Quát Tiến-Trình của Loại Kiếm Cong :

            Loại Kiếm Cong (gọi là Gươm hoặc Đao), có một cạnh bén là loại xuất-hiện sau loại Kiếm Thẳng.

            Thanh Kiếm Lưỡi Cong « Kissaki Moroha Zukuri Tachi - "Kogarasu Maru - 小烏丸 Tiểu Ô-Hoàn" » của Nhật-Bản với một cạnh bén dài nằm về phía lưỡi Kiếm gọi là Hạ-nhận (下 刃) và một cạnh bén ngắn đằng mũi Kiếm, về phía sống lưng Kiếm, gọi là Thượng-nhận (上 刃) là một chứng-cớ hùng-hồn sự thọ-hưởng chi-phối của loại Kiếm Thẳng hai cạnh bén từ thời Nhà ĐƯỜNG (TANG 618~907 CN).

 

Giản-đồ Lưỡi Kiếm Cong Nhật-Bản « Kissaki Moroha Zukuri Tachi »
- mang biệt-danh "Kogarasu Maru - 小烏丸 Tiểu Ô-Hoàn" -
(Thanh Gươm này đã từng là sỡ-hữu của Hoàng-Đế Kammu 781~ 806 CN).

 

Kiếm Lưỡi Cong Nhật-Bản « Kissaki Moroha Zukuri Tachi »
- mang biệt-danh "Kogarasu Maru - 小烏丸 Tiểu Ô-Hoàn" -
(Phục-dựng bởi Yao Yilin theo tài-liệu lịch-sử của Hoàng-Gia Nhật-Bản ).


            Về sau, Loại Kiếm Cong tiến-hóa thành Loại Gươm-Đao, có một cạnh bén. Nó dẫn-chứng hiển-nhiên sự thọ-hưởng chi-phối của loại Kiếm Thẳng một cạnh bén từ thời Nhà ĐƯỜNG (TANG 618~907 CN), và gồm có hai thứ, một thứ dùng theo Song-Thủ Kiếm và một thứ dùng theo Đơn-Thủ Kiếm :


       1) Thứ Gươm dùng theo « Song-Thủ Kiếm » :

       Đây là loại Kiếm Cong đã được người Nhật-Bản đưa lên mức tuyệt-đỉnh của nghệ thuật đúc rèn Kiếm, tương-đương với thời Nhà ĐƯỜNG (TANG 618~907 CN).

 

« Gươm-Katana » của NHẬT-BẢN dùng theo Song-Thủ Kiếm
Thời-Đại YOSHINO - Thế Kỷ 14

 

Chi-tiết Kiếm-Phong của « Gươm-Katana » NHẬT-BẢN dùng theo Song-Thủ Kiếm.
Thời-Đại YOSHINO - Thế Kỷ 14

 

« Trường-Đao TRUNG-HOA », thường gọi là Miêu-Đao (Miao-Dao)
một cạnh bén, mũi vếch, dùng theo Song-Thủ-Kiếm do Tướng Thích-Kế-Quang (1528-1587) sáng-chế
theo kiểu Gươm Katana Nhật-Bản và Gươm Câu-Kiếm-Phong của Đại-Việt.
Cùng lúc Tướng Thích-Kế-Quang sáng-chế Kiếm-Phổ « Tri Tân Dậu Đao-Pháp Thập-Ngũ Thức »
đặng khắc-phục Quân Mông-Cổ và Giặc Biển Đông (Ronin Nhật).
(Triều Nhà MINH - 1364~1644)

.

 

« Gươm Đồng » một cạnh bén, dùng theo Song-Thủ Kiếm, của Đất GIAO-CHÂU.

(Tín-dụng ảnh : Nguyễn Ngọc Phương Đông)

 

« Gươm ĐẠI-VIỆT » dùng theo Song-Thủ Kiếm
Thế-Kỷ 18~19.

(Tín-dụng Ảnh : Nguyễn Ngọc Phưong-Đông)

 

« Gươm ĐẠI-VIỆT » dùng theo Song-Thủ Kiếm
Thế-Kỷ 18~19.

 

Ngự-Lâm Quân cầm Trường Gươm (dùng theo Song-Thủ Kiếm)
Triều Nhà NGUYỄN (1802-1945)

 

Trường Gươm (dùng theo Song-Thủ Kiếm) trong ngày Lễ Hội
hàng năm vào ngày mồng 10 tháng 03 ở Đền Đỏ
(Đền thờ Thánh-Mẫu Đạm Đồng Lương)
Thôn Sơn-Thọ, Xả Thái-Dương, Huyện Thái-Thụy, Tỉnh Nghệ-An.

 


       2) Thứ Gươm dùng theo « Đơn-Thủ Kiếm » :

       Đây là loại Kiếm Cong được thông-dụng nhất trên thế-giới. Loại Gươm này còn được gọi là «
Đao » bên Trung-Hoa và được gọi là « Sabre » bên Âu-châu.

 

« Gươm ĐẠI-VIỆT » dùng theo Đơn-Thủ Kiếm
Đại-Việt - Thế-Kỷ 18~19.

(Tín-dụng ảnh : Gavin Nugent, swordsantiqueweapons.com)

 

« Gươm ĐẠI-VIỆT » dùng theo Đơn-Thủ Kiếm
với một cạnh bén dài nằm về phía lưỡi Kiếm gọi là Hạ-nhận (下 刃)
và một cạnh bén ngắn đằng mũi Kiếm, về phía sống lưng Kiếm, gọi là Thượng-nhận (上 刃).

Đại-Việt - Thế-Kỷ 18~19.

(Tín-dụng ảnh : Gavin Nugent, swordsantiqueweapons.com)

Thanh Bảo Kiếm

Gươm thiêng mài sắc tự bao giờ :
Ngắm lại lòng càng thấy ngẫn-ngơ !
Lưỡi Kiếm vẫn ngời màu nước biếc ;
Chuôi Gươm còn đượm nét bài Thơ.
Bao năm Kiếm báu hờn thư-án ;
Mấy thủa Gươm thiêng hận đợi chờ.
Ánh thép lung-linh như vẻ đón
Bóng người Kiếm-Khách thủa nào xưa...

                                                                                  Kính bút,
                                                                         Trịnh-Quang-Thắng.

                                                                        

 

 

Ban Võ-Sư
VÕ-TRẬN-ĐẠI-VIỆT
Bình-Định Sa-Long-Cương
FRANCE

TRỊNH Quang Thắng

 

 

 

 

 

  

 

 

 

Trở lại Trang KHẢO-LUẬN
Binh-Khí Sắc Bén

 

 

 

 

 

 

Copyright © 2004 - 2019 by ACFDV - All rights reserved.